Site icon Henry's Notes

Bàn về Product Mindset

……….. drafting ….

Product Mindset là gì?

Đây là một chủ đề mở, có thể tự lập luận theo ý của mình. Những người từng trải khác nhau sẽ có thể cho nhiều đáp án khác nhau.

Đầu tiên, chúng ta có thể tách “Product” và “Mindset” để bàn luận:

Do đó, “Product Mindset” có thể hiểu là tổng hợp tư duy để giải quyết một vấn đề, là một quá trình để tiếp tục đem phương án giải quyết đó trở thành một sản phẩm.

Phân tích sâu hơn, chúng ta thông thường chia việc “giải quyết vấn đề” thành các bước như phát hiện vấn đề → phân tích phân đề → giải quyết vấn đề → hiện thực hóa thành sản phẩm; và thành một quy trình tiêu chuẩn.

Do đó, tư duy sản phẩm khi phân tích sâu có thể gồm có 4 bước:

(1) Phát hiện vấn đề: chỉ ra vấn đề là gì?

Được sử dụng nhiều nhất là tư duy người dùngtư duy dữ liệu.

Tư duy người dùng: đó là một phương thức tư duy quan trọng nhất của chúng ta, bởi vì khởi điểm của tất cả sản phẩm đều là mang lại lợi ích cho người dùng. Bạn cần phải xem mình như là một người dùng, khi gặp phải tình huống tương tự bạn sẽ làm gì, chọn lựa như thế nào, có cảm giác như thế nào.

Tư duy số liệu: Thông qua phân tích số liệu để phát hiện vấn đề, là phương thức quan trọng để phát hiện vấn đề. Biểu hiện lên xuống hoặc khuynh hướng của số liệu, đều phản ánh chính xác tình hình của business.

(2) Phân tích vấn đề: chỉ ra tại sao lại phát sinh vấn đề này

Dùng nhiều nhất là “essential thinking” (tư duy bản chất / tư duy thật chất).

Tư duy bản chất: là một kiểu tư duy đi sâu tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của một vấn đề. Nó có thể được thực hiện với sự trợ giúp của “5 Whys” và phương pháp phân tích nguyên nhân gốc rễ.

(3) Giải quyết vấn đề: chỉ ra cách giải quyết một vấn đề

Dùng nhiều nhất là “Efficient Thinking” (tư duy hiệu quả).

Efficient Thinking: Hướng phát triển của doanh nghiệp phải hướng tới hiệu quả cao hơn. Bằng cách nâng cao hiệu quả tham gia kinh doanh của một hoặc nhiều đơn vị, các giao dịch để thể được cải thiện đáng kể. Nói một cách dễ hiểu, thì đó là cách kiếm tiền đúng lúc và biến thời gian vô hình thành của cải hữu hình; nhiều người giàu sẽ tạo ra một thiết lập cho tài sản của họ, phân phối tài sản của chính họ một cách hợp lý.

(4) Productize: là quá trình tiêu chuẩn hóa để giải quyết vấn đề

Standardization (tiêu chuẩn hóa): thông qua quy nạp và sàng lọc, tổng kết các điểm chung, và cuối cùng là triển khai các sản phẩm, tính năng của sản phẩm, dịch vụ hoặc SOP (Standard Operating Procedure – quy trình vận hành tiêu chuẩn) → để giải quyết cùng một loại vấn đề một cách tự động và trên quy mô lớn.

Case study

Vì vậy, product mindset có thể được diễn đạt lại một cách sâu hơn là: Product Mindset là một loại tư duy tổng hợp nhằm giải quyết vấn đề và thương mại hóa phương án giải quyết cho vấn đề đó.

Thông qua tư duy người dùng, tư duy số liệu để phát hiện vấn đề. Thông qua tư duy bản chất để phân tích vấn đề, thông qua tư duy hiệu quả để giải quyết vấn đề, thông qua phương pháp tiêu chuẩn hóa để sản phẩm hóa phương án giải quyết vấn đề.

Xét case study sau: Uchiha mở một cửa hàng bán lẻ gạo ở trong chợ, bán gạo theo cân, ngoài ra còn có một số cửa hàng khác cũng bán gạo. Sau một thời gian kinh doanh, Uchiha phát hiện, dù bản thân có cố gắng tới đâu, thì doanh số bán hàng cũng không bao giờ tăng lên.

Làm thế nào để giải quyết tình huống này bằng cách áp dụng khung tư duy sản phẩm ở trên?

1. Phát hiện vấn đề

Thông qua tư duy người dùng và tư duy số liệu để phát hiện vấn đề.

Đứng trên góc độ của người dùng để suy diễn, nếu mình tự đi “mua gạo”, thì mình sẽ hy vọng mua càng nhiều thì sẽ càng có nhiều ưu đãi, mình sẽ hy vọng chủ cửa hàng sẽ cho mình một ít ưu đãi khi thường xuyên ghé thăm, mình sẽ hy vọng nếu như trong nhà hết gạo nhưng không thể ra đường được thì có người mang gạo đến.

Uchiha thông qua phân tích số liệu phát hiện, sau khi kết thúc một ngày, mặc dù bản thân làm việc liên tục, nhưng doanh số bán hàng không bao giờ vượt 500 cân, doanh thu không bao giờ vượt quá 10 triệu, doanh số như đang bị thắt cổ chai.

2. Phân tích vấn đề

Thông qua tư duy bản chất để phân tích vấn đề.

Thông qua điều tra nguyên nhân gốc rễ, thì phát hiện có 2 nguyên nhân dẫn đến việc doanh số không tăng lên được:

(1) Sức hút với khách hàng cũ không đủ, khách hàng cũ quay lại thấp, cơ bản đều dựa vào khách hàng vãng lai để duy trì doanh số

(2) Gạo thường bán theo cân, số lượng mỗi lần mua bị giới hạn, nhân lực không đủ.

3. Giải quyết vấn đề

Thông qua tư duy hiệu suất để đề ra phương án giải quyết.

Đối với các vấn đề được đề cập trước, từ góc độ hiệu quả, có thể cung cấp được các phương án giải quyết sau:

(1) Giá của từng loại gạo được ghi rõ ràng, nhìn sơ qua là có thể thấy, mua càng nhiều càng nhiều ưu đãi, không cần khách hàng lần nào mua cũng hỏi;
(2) Khởi động hệ thống tính điểm người dùng, khách hàng cũ tích lũy đủ 10 cân tặng 1 cân.
(3) Ghi nhớ thông tin của mỗi khách hàng cũ, số lượng người trong nhà, dự tính tới lúc sắp hết gạo rồi vẫn chưa thấy đến mua thì chủ động gọi hỏi chào hàng;
(4) Giao gạo đến tận nhà khách hàng cũ, tiện lợi cho người mua;
(5) Gạo nên đóng gói thành từng bao, có bao nhỏ và bao lớn, mua bao càng lớn càng ưu đãi, không cần mua theo cân nữa;

Thông qua một chuỗi các thao tác trên, thì doanh số tăng lên 3000 cân mỗi ngày.

4. Thương mại hóa phương án giải quyết cho vấn đề

Suy nghĩ sâu hơn, phương án giải quyết vấn đề có thể tiến thêm một bước để tiêu chuẩn hóa, thương mại hóa và từ ít thời gian sức lực nhất đạt được hiệu quả tốt nhất hay không.

Sau khi đạt được những hiệu quả tốt đẹp này, Uchiha nghĩ rằng, tại sao không sao chép mô hình kinh doanh này để mở thêm vài tiệm ở những chợ khác? Từ đó, Uchiha dần mở một chuỗi cửa hàng, được phủ rộng khắp ở các chợ, trở thành một thương hiệu có tầm ảnh hưởng.

Summary

Tư duy sản phẩm là tư duy toàn diện giải quyết vấn đề và thương mại hóa giải pháp cho vấn đề.

Nhìn chung, product mindset là một chủ đề mở, mang tính chủ quan, vì thế mỗi người đều có cách hiểu của riêng mình.

Các cách tiếp cận khác

Product mindset cho phép người ta đưa ra quyết định chất lượng cao

Từ Anya – Vice Chairman of DiDi Product Committee

Từ lúc mới bắt đầu làm Product Manager, không có xem qua nhiều quyển sách chuyên ngành, duy nhất có quyển “Don’t Make Me Think” giúp tôi có một nhận thức trừu tượng về năng lực cốt lõi của Product Manager.

 

ST

Exit mobile version