Site icon Henry's Notes

Product Mindset là năng lực cơ bản của cuộc sống

Có quan điểm cho rằng, người có thể làm tốt sản phẩm, thì cuộc sống của họ cũng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn. Bởi vì họ cho rằng: Product Mindset là năng lực cơ bản của cuộc sống. Product Mindset không chỉ là những tố chất nghề nghiệp của Product Manager, mà hơn thế nữa đó là một khuôn khổ tư duy có ý nghĩa phổ quát.

Người có Product Mindset, thì nhận thức với con người và thế giới sẽ tốt hơn, càng dễ chấp nhận sự mâu thuẫn và tính phức tạp của thế giới, có sự khôn ngoan trong của cuộc sống. Sự khôn ngoan của cuộc sống đại khái là góc nhìn khác so với lúc trước khi nhìn nhận một vấn đề về con người và thế giới.

Những chuyện mà lúc trước bạn không thể lý giải và chấp nhận, thì bây giờ bạn đã có thể sẵn sàng để chấp nhận. Lúc trước bạn dùng sự tức giận hoặc cố gắng khống chế người khác để giải quyết vấn đề, thì bây giờ bạn biết cách dẫn dắt và khích lệ để giải quyết mâu thuẫn. Lúc trước bạn chỉ đơn thuần phân ra người tốt người xấu, bây giờ bạn biết rằng trong nhân tính còn có vùng màu xám. Và trong suốt cuộc đời của chúng ta, những gì chúng ta học được là sự hiểu biết của mình về con người và thế giới.

Trong quá trình đánh quái luyện cấp để từ một newbie product từ từ trở thành product manager, vượt qua khoảng cách nhận thức, xây dựng một hệ thống nhận thức và tư duy hoàn toàn mới từ con số không, đồng thời vận dụng hệ thống nhận thức này để tổ chức tích hợp với các nguồn lực, mang lại giá trị cá nhân cho thế giới.

Bạn xem mình là một sản phẩm, liên tục thay đổi và cập nhật, đạt được một góc nhìn hoàn toàn mới khi nhận thức về thế giới, bạn sẽ trở nên ngày một hoàn hảo. Cách bạn sống càng ngày càng thông suốt và tự do, thì CPU trong não bạn càng ngày chạy càng nhanh.

Trên cơ sở khả năng của bản thân, bạn có thể dành tình cảm và sự giúp đỡ cho nhiều người hơn. Cập nhật từ trong ra ngoài, bản thân của bạn sẽ đáp ứng đủ 5 yếu tố về chiến lược, phạm vi, kết cấu, khuôn khổ và trải nghiệm người dùng. Nếu bạn đang đi đúng hướng trong việc tối ưu hóa bản thân, thì có thể hiểu rằng cuộc sống sẽ ngày càng trở nên nhẹ nhàng hơn.

Vậy Product Mindset là gì?

Đây có lẽ là một câu hỏi nhàm tai, bởi vì mỗi con người sẽ có cách lý giải khác nhau. Theo góc độ cá nhân, thì có thể bao gồm: Tư duy người dùng, tư duy giá trị, tư duy hệ thống, tư duy thay đổi và tư duy số liệu.

Trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ áp dụng 5 tư duy trong quá trình làm product này để dẫn nhập vào việc ứng dụng trong cuộc sống, từ gốc độ cá nhân để thấy: Product Mindset là năng lực cơ bản của cuộc sống. Bởi gì dồn hết tâm trí vào huấn luyện Product Mindset, tôi cảm thấy cuộc sống của tôi ngày càng trở nên tự do, hy vọng có thể mang lại một chút cảm hứng cho bạn.

I. Tư duy người dùng

Đối với tôi khi làm một sản phẩm thì chuyện đầu tiên cần làm là hiểu người dùng. Không hiểu về người dùng, thiết kế sản phẩm không biết nên bắt đầu từ đâu. Tư duy người dùng không phải là chỉ nghiên cứu người dùng sản phẩm mà chúng ta phục vụ, thực tế trong đời sống những người mà mình tiếp xúc, đều là khách hàng của mình.

Công việc cũng vậy, yêu đương cũng vậy, kết bạn đều cũng vậy. Mỗi một người thực tế tiếp cận trong đời sống với bạn, bạn đều nên suy nghĩ: đối phương rốt cuộc muốn gì? Đây chính là tư duy người dùng.

(1) Người dùng có điểm đau, điểm ngứa và điểm phấn khích, nhưng điểm đau vẫn là quan trọng nhất

Con người có rất nhiều nhu cầu, trong những dục vọng không có điểm dừng, thì quan trọng nhất vẫn là nhu cầu về pain point. Tôi cảm thấy nhất định phải phân độ ưu tiên và mức độ nghiêm trọng của nhu cầu. Nếu như bạn không thể thoát ra tư tưởng muốn có mọi thứ, thì bạn dễ dàng rơi vào tình trạng vướng víu và đau đớn.

Trong lúc thiết kế tính năng sản phẩm, chúng ta có thói quen liệt kê ra rất nhiều phương án lớn và toàn diện giải quyết cho sản phẩm. Nghe rất hợp lý hoàn mỹ, có thể giải quyết được rất là nhiều vấn đề của người dùng. Nhưng thật sự các tính năng này đều cần thiết không?

Tình hình thực tế là nguồn lực phát triển ở các công ty đều hầu như không đủ, nếu như mỗi một tính năng đều muốn hoàn thành và khởi chạy đúng thời điểm, bạn sẽ luôn cảm thấy bị giới hạn bởi nguồn lực phát triển, và bạn sẽ vì sự thiếu hụt nguồn lực mà cảm thấy chán nản.

Tuy nhiên, nếu như bạn buộc phải chọn những tính năng từ trong vô vàn tính năng đã nghĩ ra, có thể giải quyết pain point của người dùng, và làm tối đa hóa giá trị của tính năng trong sự giới hạn của nguồn lực, mâu thuẫn có phải đã được giải quyết không? Đây là ý tưởng được đề cập rất nhiều trong sản phẩm: tư tưởng MVP.

Nếu quay lại cuộc sống của mình, chuyện yêu đương và tìm bạn đời cũng vậy. Tôi gặp qua không ít người vô tình rơi vào tình trạng muốn gì được nấy, mãi không tìm được đối tượng ưng ý. Người đẹp mà lại có tài hoa, điều kiện kinh tế tốt và chu đáo với bạn, thì tôi nghĩ khó có thể tồn tại một đối tượng lý tưởng như vậy.

Cốt lõi là phải học được cách loại bỏ, chọn ra một mà bạn thật sự thật sự quan tâm nhất.

Nếu cốt lõi nhất bạn theo đuổi về điều kiện kinh tế, thì yêu cầu về ngoại mạo không được quá cao, bởi vì người mà có điều kiện vật chất tốt mà lại đẹp, thì yêu cầu cũng có thể sẽ càng cao; nếu cốt lõi nhất bạn theo đuổi những người có thể thần giao cách cảm, thì nhu cầu của bạn về sự đồng hành chu đáo có thể thấp hơn, bởi vì những người có mức độ tinh thần cao dành nhiều thời gian cho bản thân và không có khả năng cho nhiều bạn đồng hành.

Trong công việc và cuộc sống đều vậy, phải luôn luôn cố gắng nhận biết điểm mấu chốt nhất là gì, ưu tiên giải quyết những pain point của chính mình. Dưới những pain point này, mọi thứ khác thì phải được từ bỏ hoặc không ưu tiên xem xét. Không ngừng tự hỏi bản thân điều gì bạn muốn nhất, và luôn đuổi theo điểm bạn muốn có nhất. Đây chính là tính kiên định và duy nhất của mục tiêu. Pain point lớn nhất được giải quyết, sau đó đi tiếp đến điểm tiếp theo để đột phá.

(2) Người dùng là sản phẩm của môi trường

Người dùng bản thân họ không có thay đổi, nhưng mà người dùng ở trong những hoàn cảnh khác nhau sẽ có những phản ứng điều kiện khác nhau. Chúng ta không phải là cố gắng ép buộc người dùng thay đổi bản thân, mà là tạo điều kiện để cho người dùng thay đổi.

Doanh số bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, các hoạt động flash sales… đều đang tạo điều kiện để kích thích người dùng đặt hàng và mua sản phẩm. Các tweet trên tài khoản official của IKEA đều nói về niềm hạnh phúc của cuộc sống được tạo ra sau khi mua sản phẩm của IKEA, từ đó kích thích người dùng đặt hàng. Nếu tính năng không tạo ra được khái niệm về tình cảnh, thì bản thân tính năng đó rất ít ý nghĩa.

Trong cuộc sống thực tế cũng vậy, nếu như bạn muốn một người nói ra suy nghĩ tiếng lòng của mình, nếu cưỡng ép chất vấn thì khả năng cao là bạn sẽ không có được đáp án mong đợi. Nhưng nếu bạn tạo ra một tình cảnh để đối phương có thể nói ra nỗi lòng của mình, nhiều khi nói xong đối phương lại thắc mắc sao mình lại nói ra nhiều như vậy.

Ví dụ, Life Coach thông thường có một năng lực mạnh mẽ về đồng cảm và cảm thông, có thể dẫn dắt thân chủ nói ra những cảm xúc và nỗi đau đã ẩn sâu trong tiềm thức. Sau đó, bản thân người ấy có thể là một người lắng nghe rất kiên nhẫn, không có cảm giác xâm nhập mạnh mẽ, không có suy nghĩ phê phán chỉ trích mạnh mẽ. Thời gian ở cùng người ấy bạn sẽ cảm thấy thoải mái và tự tại, bạn có thể tìm thấy cảm giác an toàn khi tìm người ấy nói ra sự thật. Đây là tình cảnh vốn nên có trong mối quan hệ giữa các cá nhân.

Hoặc, trong một môi trường yên tĩnh bị kích thích bởi rượu vào ban đêm, một người có thể sẵn sàng nói ra sự thật hơn, và trong khi trên đường phố đông đúc vào ban ngày, người này thậm chí không muốn nói câu nào.

Một số người khi yêu đương thì bản thân mình ngày càng trở nên tốt hơn, có một số người khi yêu đương thì bản tính sẽ trở nên cáu kỉnh. Chúng ta cuối cùng cần phải tìm kiếm được người nào có thể làm chúng ta thay đổi ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, bạn trước sau cũng là bạn, nhưng mà dưới sự kích thích ở các môi trường khác nhau, bạn sẽ trở thành con người khác với chính mình.

Có khi, bạn cảm thấy mình chưa đủ tốt, thì không phải là do bản thân bạn chưa thật sự đủ tốt, mà là môi trường bạn đang ở chưa đủ tốt. Thay đổi môi trường hoặc tạo ra môi trường, dùng hoàn cảnh để thúc đẩy người dùng thực hiện các hành vi và từ từ đạt được kết quả họ mong muốn.

II. Tư duy giá trị

Nếu như xét tư duy giá trị trong quá trình làm sản phẩm, chúng ta sẽ kể về việc cải thiện tỷ lệ chuyển đổi bao nhiêu, tiết kiệm chi phí nhân lực và giá vốn là bao nhiêu, nâng cao hiệu quả quy trình đã được cải thiện đến mức độ như thế nào. Những việc này được quy xét vào tư duy giá trị.

Nếu bàn về mối quan hệ giữa những cá nhân với nhau, tối kỵ trong nơi làm việc là bạn đắm chìm vào những trò tiêu khiển của bản thân, mà quên đi những giá trị mà bản thân bạn mang lại cho công ty, đoàn đội và đồng nghiệp của mình là gì. Không để ý lãnh đạo muốn gì, không quan tâm thành viên trong đoàn đội muốn gì; trong mối quan hệ thân mật thì việc cấm kỵ nhất là mù quáng chiếm đoạt đối phương, mà không nghĩ đến giá trị bạn muốn mang lại cho đối phương là gì.

Tư duy giá trị nghe có vẻ mang đậm tính hám công lợi và thực dụng, nhưng tôi lại cho rằng đây là phương thức tư duy mà người trưởng thành phải có một cách nhận thức sâu sắc. Bởi vì mỗi người bản chất vốn dĩ đều ích kỷ, không ai không muốn thu được giá trị có lợi cho mình từ người khác, bản chất việc thiết lập quan hệ là hy vọng đạt được nhu cầu mong muốn của mình từ đối phương.

Bởi vậy khi bạn yêu cầu giá trị từ người khác, thì người khác cũng sẽ có cùng suy nghĩ tương tự với bạn, làm thế nào để đạt được giá trị từ bạn. Nếu như bạn không thể cung cấp giá trị cho người khác, thì tại sao người khác lại cung cấp giá trị cho bạn?

Nếu như bạn muốn tiếp tục đạt được giá trị từ đối phương, vậy đầu tiên bạn phải đưa ra được giá trị của bạn, bao gồm thời gian, tinh thần, thậm chí là cảm xúc, v.v… Cá nhân có giá trị, mới có thể đổi được thứ mà mình muốn. Muốn đạt được, thì phải cho đi.

Việc giao tiếp trong chốn công sở cũng vậy, nhiều kỹ thuật giao tiếp như thế nào cũng không thể sánh được với lợi ích chung. Khoan nói đến việc bạn hy vọng đối phương sẽ làm gì vì bạn, mà là khi bạn đi tìm người ta, người ta làm việc này xong sẽ đạt được cái gì. Trong giao tiếp tìm được lợi ích cốt lõi mà đối phương quan tâm, thì mới có thể cải thiện hiệu quả trong việc giao tiếp.

III. Tư duy hệ thống

Trong quyển “Thinking in Systems: A Primer”, Donella H.Meadows cho rằng: tư duy hệ thống không phải là xem xét vấn đề một cách riêng lẻ, cục bộ hay tĩnh, mà là phải nhìn vấn đề một cách liên quan, tổng thể và động.

Nói một cách đơn giản, cái gọi là hệ thống, đề cập đến một tổng thể bao gồm một nhóm các thực thể được kết nối với nhau.

Trong công việc hàng ngày của Product Manager, tư duy hệ thống được sử dụng khá rộng rãi, các loại tri thức hệ thống hóa cũng có thể gọi là tư duy hệ thống. Ứng dụng vào cuộc sống thực tế, bạn suy nghĩ về bản thân, làm thế nào để sống hết cuộc đời này?

Công việc, cuộc sống, quan hệ thân mật, thân tình cũng như chính bản thân bạn, tất cả những nguyên tố này hợp lại, tạo thành một hệ thống giống như chính bạn mỗi ngày, cần phải làm rõ tất cả những người, sự, vật xung quanh bạn.

Ngoài công việc, bạn sống tốt như thế nào?

Tôi xem chính mình như là một hệ thống để vận hành. Tôi phân chia thời gian của mình trong mỗi ngày thành: công việc, cuộc sống, quản lý bản thân và du lịch. Tôi ngày thường mỗi ngày đều cần công việc, cuộc sống và suy nghĩ, thỉnh thoảng đi du lịch. 4 hạng mục cốt lõi này hình thành nên mỗi ngày trong cuộc đời tôi.

Và tôi cho rằng 4 mục này là ý nghĩa của cuộc đời tôi, chỉ có công việc mà không có cuộc sống thì không phải là thứ tôi muốn; chỉ có công việc và cuộc sống, không tìm hướng nội để suy nghĩ nhiều hơn về tinh thần hoặc liên kết đến cảnh vật bên ngoài địa lý nhân văn cũng không phải là cái tôi muốn. Công việc và cuộc sống là nhu cầu cần thiết, sự hiểu biết bản thân và du lịch bên ngoài là những mục tiêu theo đuổi tinh thần, và đây là điều tôi nghĩ là ý nghĩa của cuộc sống.

IV. Tư duy thay đổi

Thay đổi (iteration) là dựa trên một phần đã nói của điểm đau, điểm ngứa và điểm phấn khích của người dùng. Nếu như đã nói không cần nhiều tính năng như vậy, ưu tiên giải quyết pain point lớn nhất của người dùng, thì điều này tự nhiên hình thành khái niệm về sự thay đổi.

Thay đổi là hoạt động lặp đi lặp lại một quá trình phản hồi, thường là để đạt được mục tiêu hoặc kết quả mong muốn. Mỗi một lần lặp lại quy trình thì được gọi là một “iteration”, và mỗi lần thay đổi lại kết quả đạt được sẽ trở thành giá trị khởi điểm của lần thay đổi sau. Tư duy thay đổi trong phát triển sản phẩm thì đã được nhiều người hiểu và biết đến.

Vậy trong cuộc sống thì sẽ thay đổi như thế nào?

Năm 2018 trở về trước: đơn giản, ngây thơ

Nhận thức chưa được đánh thức, từng bước rút kinh nghiệm và thực hành.

Năm 2019: đau khổ, mịt mù

Băn khoăn về tương lai nghề nghiệp của bản thân sau này sẽ như thế nào, băn khoăn về con đường sắp tới sẽ đi ra sao, băn khoăn sắp tới mình sẽ trở thành một con người như thế nào.

Năm 2020: khám phá, tìm kiếm

Kết giao được nhiều bạn, biết được nhiều người, ở công ty mới thì ổn định, làm được rất nhiều chuyện khác nhau, đi chơi khắp cả nước. Tôi phát hiện nhân sinh của tôi hoàn toàn có thể tiến hành theo mong muốn của bản thân, chỉ cần bạn dám và đồng ý.

Năm 2021: trưởng thành, đột phá

Công việc và cuộc sống dần dần trở thành cái bản thân thích, ý nghĩa của cuộc sống này là kiên định làm chính mình, không quan tâm người khác nói gì,

Năm 2022: tập trung và tích lũy

Năm nay tôi cống hiến hết mình cho những người và những điều mà tôi thích. Tôi muốn làm tốt một hoặc hai điều, tôi muốn yêu thương mọi người một cách nghiêm túc và tôi muốn làm cho bản thân trở nên mạnh mẽ hơn.

Tôi cho rằng con người và cuộc sống luôn trong trạng thái biến động. Bất luận là từ góc độ nào trong năm, thì cũng thấy rằng mỗi năm trạng thái tâm lý đều có sự khác nhau tương đối lớn. Thậm chí suy nghĩ của buổi sáng và buổi tối cũng có thể đã khác nhau.

Bạn chỉ cần có biến hóa, tức là có thay đổi. Tôi đầu mỗi tháng đều đề ra những mục tiêu nhỏ, lấy sử dụng khoảng thời gian tháng đó để theo dõi sự biến hóa của bản thân. Ví dụ như hình thành đồng hồ sinh học ngủ sớm dậy sớm, chỉnh sửa tư thế cơ thể, tình trạng sức khỏe làn da, v.v… Tôi vì bản thân đã hình thành những thói quen nhỏ này mà cảm thấy vui hơn.

Bất kỳ sản phẩm, bất kỳ công ty, bất kỳ nhân sinh của ai cũng là một sản phẩm của sự thay đổi. Chúng ta không quan trọng hiện tại đang ở đâu, mà quan trọng là cách chúng ta sẽ thay đổi như thế nào.

V. Tư duy số liệu

Tư duy số liệu là một điều phổ biến trong quá trình làm sản phẩm, trong cuộc sống cũng có thể thử cố gắng đặt ra một số mục tiêu theo từng giai đoạn cho bản thân. Ví dụ như mỗi năm tôi đều hy họng quen biết được bao nhiêu người mới, thử nghiệm bao nhiêu lĩnh vực mới, những mục tiêu nhỏ nào…

VI. Lời kết

Bất chấp những tin tức tiêu cực liên tục về việc sa thải, kỷ nguyên của các product manager được cho là đã kết thúc. Cho đến tận hôm nay, tôi vẫn còn nhiệt huyết tuyệt đối với vị trí này, nhận ra giá trị sản phẩm do mình làm ra, và cống hiến sức mình trên cương vị này.

Tôi cảm thấy Product Manager chỉ là một cái mác đóng một vai trò gì đấy trong doanh nghiệp, thông qua cương vị này nhìn bản chất, thì mới thấy được sự phát huy mạnh mẽ của Product Mindset. Và việc học tiếp thu được product mindset, giúp tôi trong những năm gần đây có cảm giác kiểm soát được cuộc sống của mình mạnh mẽ hơn, cho phép tôi có tiếng nói quyết định trong cuộc đời của mình.

Bản chất của việc làm sản phẩm là cải tiến và sáng tạo, bạn có thể đủ quyết định cách mà bạn sẽ dẫn dắt sản phẩm của mình như thế nào, và từ đó cũng có thể quyết định cuộc đời của bạn ra sao. Bạn có thể sáng tạo sản phẩm, cũng có thể sử dụng product mindset để sáng tạo một cuộc sống riêng của chính mình.

Do đó tôi cho rằng, tất cả những ai có niềm đam mê và nhận thức về thế giới, và muốn không ngừng biến đổi và nâng cấp các vai trò và mối quan hệ khác nhau trên thế giới, để giúp mọi người thoát khỏi nỗi đau và hướng tới hạnh phúc, có lẽ nên được coi là một sản phẩm với một người có tư duy sản phẩm.

Vì vậy, product mindset không chỉ là tư duy mà product manager cần phải có, mà là một mô hình tư duy mà mỗi chúng ta xứng đáng có được.

Bất luận xã hội sẽ tiến bộ như thế nào, bất luận hình thái sản phẩm sẽ biến hóa ra sao, dùng product mindset để hiểu rõ nhu cầu của người dùng, đồng thời tổng hợp tài nguyên để thỏa mãn khách hàng, dùng hệ thống và sự thay đổi để hướng đến việc mang lại giá trị là chuyện vĩnh viễn sẽ không thay đổi. Bạn thật sự có thể dùng Product Mindset cho cuộc sống.


Bản dịch từ Mọi người đều là Product Manager

Exit mobile version